Nghệ Thuật Trách Mắng Trẻ
Liên hệ
Chẳng còn lạ gì việc trách mắng trẻ của các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái. Từ khi trẻ sinh ra và lớn lên từng ngày, chắc chắn không phải lúc nào trẻ cũng nghe theo lời bố mẹ. Chính vì thế, nhiều bậc cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc của bản thân mà đưa ra những lời trách móc nặng nề đối với con cái. Thực tế là, không phải bố mẹ không nên trách mắng trẻ mà trách như thế nào mới đúng và mang lại hiệu quả giáo dục mới là điều quan trọng.
Làm cha mẹ cũng cần phải học và học trách mắng cũng chính là một phần quan trọng trong đó. Cuốn sách “Nghệ thuật trách mắng trẻ” chỉ ra cho bố mẹ phương pháp dạy dỗ con bằng sử dụng nghệ thuật EQ để trách mắng trẻ. Với tập hợp 6 ý kiến của 6 chuyên gia, cuốn sách sẽ là cẩm nang giải quyết vô vàn vấn đề mà hầu hết các bố mẹ đều gặp phải trong quá trình làm cha mẹ.
Thói quen xấu của cha mẹ chính là cho mình quyền được nổi giận, cáu gắt với con. Hành động trách mắng con cái không đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi và sự phát triển tự nhiên của trẻ. Thậm chí, nhiều trẻ ngang bướng sẽ có xuất hiện nhiều hành vi chống đối lại như la hét ngược lại bố mẹ, lì lợm không đếm xỉa đến lời cha mẹ nói, bỏ ngoài tai tất cả những lời dạy bảo hoặc khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân…
Tuy vậy, sinh con ra và nuôi dạy con không thể tránh khỏi những lúc phải trách mắng con. Mặc dù vậy, đó cũng phải là liều thuốc đặc hiệu để có thể trị hoàn toàn sự nghịch ngợm và không nghe lời của trẻ. Nếu trước khi cha mẹ buông lời trách trẻ, có thể nghĩ thời mục đích của mình là giáo dục con cái cũng như hiểu con, chú đến thái độ của con thì chẳng phải sẽ giảm bớt được cơn tức giận và những hành động quá đáng hay sao?
Cha mẹ thường nổi nóng mỗi khi trẻ làm hành động sai trái và ương bướng không chịu nghe lời. Thậm chí nhiều người còn buông những lời lẽ không hay dành cho con cái như “Cút đi! Tao không có đứa con như mày!”, “Con với chả cái, thà không có còn hơn”,… . Điều này không những không có tác dụng giáo dục trẻ mà còn mang lại những hệ lụy tiêu cực về sau.
Khi một sự việc không như ý xảy ra, bố mẹ cần cân nhắc các vấn đề:
- Lí do trách mắng trẻ là gì? Nên trách như thế nào là hợp lí?
- Tránh sử dụng những từ ngữ khó nghe gây tổn thương cho trẻ.
- Có nên phạt trẻ về thể xác hay không?
- Tùy theo tính cách của trẻ mà có cách trách mắng sao cho phù hợp
- Cần cân nhắc để cha hay mẹ sẽ là người trách mắng con
- Cần có sự xoa dịu sau khi mắng trẻ
Không phải bố mẹ nào cũng có thể kiềm chế cảm xúc tức giận của mình, nhưng điều đó cần phải học. Trước khi buông lời trách mắng về những sai lầm của của con cái, bố mẹ hãy học cách kiềm chế bản thân mình trước nhé.
Mỗi một độ tuổi, trẻ nhận thức về mọi thứ xung quanh khác nhau. Vậy nên, cũng tùy theo từng giai đoạn mà bố mẹ cũng cần có phương pháp giáo dục con phù hợp:
- Giai đoạn từ 1,5 – 2 tuổi: Đây là giai đoạn mà trẻ rất nghịch ngợm và hiểu động, bắt đầu đi tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, những hành vi của trẻ đều là tự phát. Đây là thời kỳ mà trẻ phản kháng cao độ và không dễ gì nghe theo lời người khác. Vậy nên, bố mẹ nên thông cảm và không nên trách mắng trẻ quá mức, cho trẻ tự do phát triển trong giới hạn cho phép.
- Giai đoạn từ 3 -4 tuổi: Lúc này nhận thức của trẻ rộng hơn và bắt đầu xây dựng thế giới riêng của mình. Bố mẹ lúc này không nên can thiệp quá sâu mà hãy đứng bên lề quan sát và điều chính dần sự tự lập dần hình thành ở trẻ.
- Giai đoạn 5 -6 tuổi: Trẻ đã dần khôn lớn và có thể dùng ngôn ngữ diễn đạt mong muốn và tâm tư của mình. Lúc này cha mẹ không thể đơn phương trách mắng trẻ. Ngược lại. cha mẹ nên dành thời gian để lắng nghe con cái nhiều hơn, hiểu con nhiều hơn.
Hành động trách mắng trẻ là không thể không có, cũng như món ăn không thể thiếu đi gia vị. Tuy nhiên, chắc chắn việc la mắng trẻ mỗi khi trẻ mắc sai lầm sẽ không dễ chịu đối với cả cha mẹ lẫn con cái. Gấp lại cuốn sách “nghệ thuật trách mắng trẻ”, những người phụ huynh sẽ học được cách trách mắng đúng nghĩa và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Học được phương pháp trách mắng không những làm giảm áp lực nuôi dạy con cái mà còn giúp trẻ ngày càng phát triển. Làm cha làm mẹ cũng phải học và trắng mắng có con cũng là một phần trong đó, đừng để những cảm xúc cá nhân mà ảnh hưởng đến tương lai của con cha mẹ nhé!