Dạy Con Thế Nào Mới Đúng
Liên hệ
Thiên tài chỉ có 1%, còn 99% là kết quả của sự giáo dục sau này? Vậy, dạy con thế nào mới đúng? Căn cứ theo nghiên cứu khoa học, 80% tế bào đại não của con người là được hình thành trước 3 tuổi. Muốn con trở thành một thiên tài, quan trọng là phải phụ thuộc vào sự giáo dục cho trẻ từ giai đoạn đầu của bố mẹ.
Trong quá trình giáo dục trẻ, bố mẹ ỷ lại quá mức vào sự giáo dục của nhà trường, tin tưởng tuyệt đối với các phương thức giáo dục của thầy cô mà quên mất vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục trẻ. Nhiều người không biết rằng phương thức giáo dục tiêu chuẩn hóa trong nền giáo dục hiện đại không thể nào đáp ứng được nhu cầu của những đứa trẻ đang ngày một thay đổi.
Là bố mẹ, trong sự thay đổi mỗi ngày một khác của thời đại, ai ai cũng lo lắng về việc giáo dục con cái, nhưng lo lắng không giải quyết được vấn đề, điều cần làm là hành động thực tế. Đạo lí cơ bản của bậc làm cha mẹ là đóng một vai trò quan trọng và tích cực trong việc giáo dục trẻ. Trong cuộc sống gia đình cũng có thể triển khai các hoạt động học tập phong phú như: dạy trẻ toán học trong nhà bếp hoặc siêu thị, dạy trẻ cách dùng dao, dĩa, đũa,…
Gia đình học tập là một phương thức giáo dục mới, khác với cách giáo dục truyền thống là mời gia sư cho trẻ, tham gia vào hội phụ huynh và giám sát trẻ hoàn thành bài tập, giao toàn bộ trách nhiệm giáo dục trẻ cho nhà trường. Trong gia đình giáo dục, bố mẹ và trẻ đều phải thích nghi với sự thay đổi, học tập mọi lúc mọi nơi: bố mẹ căn cứ theo phương thức giáo dục trẻ giai đoạn đầu phù hợp với nhu cầu thực tế của trẻ để gợi mở và giáo dục chúng.
Giáo dục trẻ không khi nào là một việc đơn giản, sau này lại càng khó khăn hơn. Những ông bố bà mẹ trẻ thường vì công việc bận rộn hoặc phải đi công tác mà giao con mình cho những người lớn tuổi hoặc bảo mẫu, thế là họ đã vô tình từ bỏ quyền đích thân được nuôi dạy trẻ. Những ông bố bà mẹ trẻ nên biết rằng: sự trưởng thành của trẻ cần có người đồng hành, thay vì tới thăm trẻ vào lúc chúng ngủ say, hãy cố gắng về sớm để ở bên chúng, chúng đáng để chúng ta hy sinh.
Bố mẹ không nên cho rằng vì muốn “nở mày nở mặt” trước người khác, đáp ứng được ham muốn hư vinh của mình mà nhất định dạy con trở thành một thần đồng. Bố mẹ nên phát huy hết khả năng của mình, cố gắng bồi dưỡng trẻ trở thành một người phát triển toàn diện cả về sức khỏe, trí tuệ và sở thích, để chúng là người hoàn thiện cả về tâm sinh lý, vui vẻ và hạnh phúc. Mọi sự giáo dục dành cho trẻ đều vì một mục đích: để con trở thành người hoàn mĩ, sống một cuộc đời thành công và hạnh phúc. Trẻ em nên được phát triển tốt nhất về mọi mặt, khi còn nhỏ là một đứa trẻ hoạt bát, khỏe mạnh, thành tích học tập tốt, phẩm chất đạo đức tốt, có sở thích và nhiệt huyết.
Khi trẻ thể hiện khuynh hướng phát triển phiến diện, bố mẹ lập tức nghĩ cách để sửa lại. Trẻ không nên chỉ có một cái đầu thông minh mà thiếu đi tình cảm phong phú. Bố mẹ không có lý do để chiều chuộng con cái, khi con phạm lỗi thì phải được uốn nắn kịp thời. Với tiền đề là tôn trọng nhân cách độc lập của con, bố mẹ sẽ tiến hành quản thúc đúng mực, dạy con về phép lịch sự, nói chuyện phải lễ phép.
Cuốn sách kết hợp phương thức giáo dục trẻ của nhà giáo dục nổi tiếng người Đức Carl Weter với quan niệm giáo dục hiện đại giúp trẻ không những có được một sự giáo dục hoàn thiện mà còn có thể trở thành một người thành công trong tương lại. Do đó, đây thực sự là cuốn sách tham khảo nên có trong tủ sách nuôi dạy con của các bậc cha mẹ.