Làm Thế Nào Để Ôm Một Chú Nhím ?
Liên hệ
Tuổi vị thành niên là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con người. Đây là khoảng thời gian với rất nhiều thay đổi trong vấn đề tâm sinh lý của trẻ. Đặc biệt là rất dễ phát sinh những suy nghĩ và hành động không lành mạnh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của trẻ.
Lại càng khó khăn hơn nữa khi một thời kỳ quan trọng như vậy nhưng bố mẹ thường rất khó chạm vào thế giới lúc này của trẻ. Vậy đâu là con đường để cha mẹ có thể “kết nối” với con cái? “Làm thế nào để ôm một chú nhím ” sẽ cung cấp cho bố mẹ “12 vũ khí” để phá vỡ bức tường vô hình mà trẻ đang dựng lên ở tuổi vị thành niên.
Khi còn nhỏ, bố mẹ trò chuyện với con thật dễ dàng phải không? Nhưng khi lớn lên, đến độ tuổi thanh thiếu niên thì những câu chuyện giữa phụ huynh và con ngày càng ít và trở nên khó khăn hơn. Đây là giai đoạn mà con xây dựng thế giới riêng cho mình và xuất hiện những chiếc gai để bảo vệ mình như những chú nhím. Và việc ôm một chú nhím thì thật khó!
Chuyện cha mẹ không hiểu con trong thời kỳ thanh thiếu niên cũng không có gì là lạ. Nhớ lại lúc con còn nhỏ, con khóc và bạn làm đủ thứ để con nín: bạn làm trò cười, cho con ăn, thay tã,… con vẫn cứ khóc. Chắc hẳn lúc đó bạn đã từng nghĩ thật không hiểu chúng muốn gì và mong chúng biết nói để chỉ cho bạn biết thì tốt. Và đến khi con lớn, bọn trẻ đã biết nói nhưng cha mẹ vẫn không thể hiểu bởi cảm xúc và nhu cầu lúc này của trẻ đang được thể hiện dưới dạng hoàn toàn khác mà cha mẹ cần lí giải để hiểu.
Những thay đổi có thể nhận thấy từ trẻ vị thành niên:
Tạo khoảng cách với bố mẹ hơn: Nhiều đứa trẻ trong giai đoạn này thường thu mình, tránh xa ra đình, sống khép kín hơn.
Xuất hiện những cư xử cực đoan: Trước những áp lực trong cuộc sống như hợp tập, gia đình, bạn bè… trẻ ở thời kỳ này rất dễ nảy sinh những hành vì và suy nghĩ cực đoan.
Phát ra tín hiệu phi ngôn ngữ: Ở độ tuổi này, không phải có vấn đề gì trẻ cũng nói ra với bố mẹ mà dùng nhiều cách để thể hiện thái độ, suy nghĩ của mình qua cử chỉ, ánh mắt, nét mặt… Điều bố mẹ cần là để ý và giải mã những điều đó.
Thường tìm kiếm sự chú ý: Thường những hành vi tiêu cực của trẻ đều là cách để chúng thu hút sự chú ý của bố mẹ và những người xung quanh.
Cư xử mâu thuẫn: Trẻ xuất hiện những hành động mẫu thuẫn, khác với thường ngày là chuyện hết sức bình thường. Khi này là trẻ đang có vấn đề và bố mẹ hãy lắng nghe chúng.
Rất nhiều thay đổi trong lối suy nghĩ và hành động của trẻ, chúng hình thành những chiếc lông gai sắc nhọn ngăn cản bố mẹ lại cần. Cha mẹ đừng lo lắng, hãy từ từ học cách để có thể ôm một chú nhím.
Một chú nhím đầy gai và xù lông thật khó để “chạm” vào chúng phải không? Không có chú nhím nào giống chú nhím nào nhưng nguyên tắc chung sau đây sẽ có thể áp dụng với hầu hết các chú nhím:
- Đừng bao giờ đeo bao tay, hay để chú ta đánh hơi bạn
- Từ tốn và chậm dãi, hãy để chú ta cảm thấy thoải mái. Nếu chúng xù lông và cuộn mình thì hãy giữ bình tĩnh và kiên nhẫn.
- Bế chú nhím lên bằng cách đặt hai tay vào bụng dưới của chú ta – Phần cơ thể được bao phủ bởi chiếc lông mao thay vì những chiếc lông gai nhọn. Hãy để chú ta tìm hiểu bạn và cảm thấy thật thoải mái với bạn.
Cũng tương tự như vậy, không có đứa trẻ ở tuổi vị thành niên nào giống nhau hoàn toàn nhưng cũng có nguyên tắc chung để có thể kết nối với trẻ thanh thiếu niên. Trọng tâm của phương pháp chính là thiết lập và duy trì việc giao tiếp, vượt qua nghịch cảnh và xây dựng lòng tin ở trẻ. Việc xây dựng mối quan hệ tích cực với thanh thiếu niên là vô cùng quan trọng và cần thiết, việc này sẽ làm phong phú và biến đổi cuộc sống của chúng ta về sau.
Thanh thiếu niên – chúng gai góc hoặc thích tỏ ra gái góc, chúng có xu hướng cô lập và xa lánh gia đình, chúng tạo nên một bức tường vô hình ngăn cản những người xung quanh có thể tiếp cận, cũng giống như bộ lông của chú nhím vậy. Nếu không quan tâm, thật khó để bố mẹ có thể nhìn thấu bức tường ấy. Hãy để “ Làm thế nào để ôm một chú nhím?” giúp bạn có thể kết nối với trẻ vị thành niên đúng cách và dễ dàng hơn.