Hiện nay, phương pháp giáo dục Montessori đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non. Tuy nhiên, không ít các bậc phụ huynh còn băn khoăn thắc mắc về các nguyên tắc của phương pháp này. Cuốn sách Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori chính là cuốn cẩm nang toàn diện nhất, giúp cha mẹ không còn mơ hồ về việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Khi còn ở giai đoạn sơ sinh, trẻ thường rất nhạy cảm với những đồ vật đẹp và những thứ có màu sắc, đến khi được 1 tuổi, trẻ bắt đầu hứng thú với những đồ vật nhỏ mà người lớn không chú ý đến. Trẻ sẽ có cái nhìn khác hoàn toàn với người lớn, không chỉ về cự li hay mức độ to nhỏ của sự vật, mà cái trẻ quan tâm chính là những tiểu tiết nhỏ. Đó chính là biểu hiện của tính nhạy cảm ở trẻ.
Trẻ sẽ học tập thông qua tính nhạy cảm đối với sự vật – một đặc tính chỉ có ở trẻ nhỏ, những điều trẻ học được mỗi ngày nhờ khả năng đều có giai đoạn mẫn cảm nhất định. Chỉ cần môi trường xung quanh trẻ có thể đáp ứng hết những nhu cầu của chúng thì tất cả sẽ đều xảy ra từ từ, không cần người lớn chú ý quá kĩ càng.
Cá tính của trẻ nhất định phải có được biểu hiện tự do và tích cực khiến trẻ có sự độc lập thông qua nỗ lực bản thân. Thế nhưng, nhiều cha mẹ theo thói quen lại thường chăm sóc trẻ từng li từng tí. Ai cũng đều biết rằng, dạy một đứa trẻ tự ăn, tự mặc, tự giặt quần áo là một việc hết sức đơn điệu, khó khăn. Việc này đòi hỏi người lớn phải nhẫn nại hơn nhiều so với việc bón cho trẻ ăn, giặt quần áo và mặc quần áo hộ trẻ, nhưng đó mới là giáo dục, việc còn lại chỉ đơn thuần là chăm sóc mà thôi.
Đối với cha mẹ, công việc chăm sóc trẻ có thể khá dễ dàng nhưng đối với trẻ thì đó có thể là một công việc rất không có lợi, do cha mẹ đã đóng chặt cánh cửa giúp trẻ tự mình học hỏi, đồng thời đặt thêm rào cản trên con đường trưởng thành của trẻ.
Tự giáo dục có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển trí lực của trẻ. Nếu như được luyện tập lặp lại nhiều lần thì việc tự giáo dục sẽ giúp cho quá trình cảm giác tâm lí của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, giúp trẻ biến cảm giác về sự vật thành quan niệm đối với vật thể.
Hãy tin tưởng trẻ, trẻ sẽ tự áp dụng những quan điểm đã học được vào cuộc sống mà không cần bạn phải dạy từng tí, việc cha mẹ cần làm chỉ là chờ đợi sự quan sát tự phát với môi trường đó của trẻ. Với mỗi phát hiện mới, trẻ sẽ có thêm niềm vui. Chúng sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng và cảm giác thỏa mãn và chính sự thỏa mãn đó sẽ cổ vũ trẻ để trẻ tìm kiếm nhiều cảm giác kích thích hơn trong môi trường sống xung quanh, đưa việc tự giáo dục lên mức độ hoàn thiện hơn.
Cuốn sách được chắt lọc những câu chữ đắt nhất, những ví dụ cụ thể nhất, những phương pháp hiệu quả nhất để thể hiện chân lí của phương pháp giáo dục Montessori, từ đó, giúp các bậc phụ huynh hiểu và nắm được phương pháp giáo dục này trong thời gian ngắn nhất. Do đó, đây thực sự là cuốn sách tham khảo nên có trong tủ sách nuôi dạy con của các bậc cha mẹ.