• MƯỜI HAI BẾN NƯỚC (DANH TÁC)

MƯỜI HAI BẾN NƯỚC (DANH TÁC)

Hết hàng
Mã sản phẩm: 8935235207707
Tác giả : Nguyễn Bính
NXB : Hội nhà văn
Số trang : 65
Kích thước : 18 x 22,5 cm

Liên hệ

MƯỜI HAI BẾN NƯỚC (DANH TÁC)

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều (Chân quê)

Nhà thơ không chỉ trách cô gái quê đi tỉnh đã học đòi mốt“khăn nhung quần lĩnh” làm mất hương thơm đồng nội đi, mà còn là lời cầu khẩn tha thiết của một người tình, gắn bó với gốc gác cội nguồn “van em em hãy giữ nguyên quê mùa”, và đào đến bản thân nỗi nhớ trong con người: trong thâm tâm, nhớ chính là cái mà mình đã mất, mình đã đánh mất, mình đã mất mình, mình bị tha hoá. Chân quê là bài thơ về tất cả những sự đánh mất mình, không chỉ xẩy ra ở thôn quê, với người con gái quê mà có thể xẩy ra cho bất cứ ai, bất cứ ở đâu.

Cho nên khi Hoài Thanh viện vào Chân quê để chê Nguyễn Bính nhà quê là đã không phải, rồi những người bênh vực Nguyễn Bính (Tô Hoài, Bùi Hạnh Cẩn, Đức Trấn, Nguyệt Hồ…) đưa ra lập luận: đây là Bản tuyên ngôn thơ của Nguyễn Bính chống lại các kiểu thơ lai căng, Âu hoá tới mức lộ liễu (ý nói thơ Xuân Diệu), cũng lại không phải nữa, vì năm 1936 cả Nguyễn Bính lẫn Xuân Diệu đều mới có thơ đăng báo, chưa nổi tiếng đến mức gây tranh luận.

Nhớ còn là một cảm tình, nó có khả năng lan rộng ra không gian, nối một địa điểm (như thôn Đông) với lòng người (thôn Đoài):

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người (Tương tư)

Thôn Đông và thôn Đoài là hai địa điểm, nhờ hai chữ ngồi nhớ chúng trở thành người. Rồi ngồi nhớ tạo nên một vũ trụ: vũ trụ tương tư, vũ trụ một chiều của lòng mong nỗi nhớ. Như vậy thôn Đông và thôn Đoài chỉ đứng làm cảnh cho Nguyễn Bính nói về niềm nhớ, chúng là quân cờ cho nỗi nhớ để nhà thơ thú nhận tình yêu của mình:

Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng (Tương tư).

Nhưng tiền thân của nỗi nhớ là gì?

Là sự vắng mặt. Vắng mặt là bắt đầu, là bào thai, là xuất xứ của nỗi nhớ:

Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông (Cô lái đò)

Và say là thuốc chữa bệnh nhớ:“Chén ứa men lành lạnh ngón tay” của Nguyễn Bính xứng đáng đứng cạnh “hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình” của Nguyễn Du.

Nguyễn Bính đã bắt được cơ nguyên của nỗi nhớ, những bài thơ hay của ông luôn luôn đi từ hai nguồn: Nhớ và Say. Và Huế là một địa điểm quan trọng trong đời Nguyễn Bính: từ Huế Nguyễn Bính vào Nam và dường như không trở lại Bắc nữa, cho đến 1954, Huế còn là một chuyển biến trong thơ Nguyễn Bính, từ thơ bạc mệnh sang thơ quan hoài.

Sản phẩm bán chạy

Vui lòng chờ trong giây lát...
Đã thêm vào giỏ hàng