MỘT THẾ GIỚI KHÁC
Liên hệ
MỘT THẾ GIỚI KHÁC
Liệu có một thế giới sau cái chết? Thế giới đó ra sao? Liệu có phải những người chết đi không hề biến mất và vẫn tồn tại quanh quẩn bên ta, chỉ là mắt thường không nhận thấy?
Khoa học vẫn đang loay hoay tìm những bằng cớ để chứng minh hay phản bác. Còn các nhà ngoại cảm, những người có khả năng bước qua cánh cửa khám phá thế giới bên kia, khẳng định: Có, bởi chính sự tồn tại của họ là một minh chứng.
- Lần đầu tiên, tự truyện của một nhà ngoại cảm được xuất bản tại Việt Nam.
- Những tiết lộ sửng sốt về một thế giới sau cái chết, sự hiện diện sống động của những linh hồn qua lời kể của nhà ngoại cảm và các thân nhân.
- Quan trọng hơn, với mười mấy năm gắn bó với “nghiệp” ngoại cảm, tác giả chia sẻ với bạn đọc những kiến giải và cảnh báo về việc áp vong, gọi hồn, tìm mộ; phương pháp phân biệt thật giả khi tiếp cận với thế giới tâm linh; chúng ta phải ứng xử với thế giới tâm linh như thế nào; đối diện với vấn đề ngoại cảm ra sao; năng lực của nhà ngoại cảm thực sự đến đâu, họ có thể làm gì?
- Với cách tiếp cận khoa học, bài trừ mê tín dị đoan, với niềm tin mãnh liệt rằng “tri thức sẽ tạo ra sức mạnh, giúp chúng ta tỉnh táo hơn”, cuốn sách gợi mở cho bạn đọc con đường khám phá thế giới tâm linh đúng đắn, để sống thiện hơn giữa chính cuộc đời này.
“Tập Tự truyện này Ngọc Hoài khởi bút viết từ nhiều năm trước, và đã gửi cho tôi một phần coi như một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu thế giới tâm linh. Khi đó tôi vẫn nghĩ, giá mà tập tài liệu này được xuất bản, nó sẽ giúp ích cho nhiều nhà nghiên cứu khác, cũng như giúp tất cả mọi người thấy rằng đang thực sự có một thế giới tâm linh song song tồn tại với chúng ta.”
- TS Nguyễn Phúc Giác Hải, Chủ nhiệm bộ môn Thông tin – Dự báo, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người
“Khi đọc cuốn Một thế giới khác của Nguyễn Ngọc Hoài, tôi bị thuyết phục bởi những câu chuyện tìm mộ của chị đã được các thân nhân kể lại tỉ mỉ. Đó là người thực, việc thực... Vấn đề tâm linh rất nhạy cảm, ranh giới giữa chánh tín và mê tín là rất mỏng manh. Có thể tin hoặc không tin là quyền của mỗi người; nhưng việc nghiên cứu là cần thiết và rất cấp bách.”
- GS-TS Phạm Đức Dương, Chủ tịch Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa phương Đông