Học Toán Qua Trò Chơi Kiểu Nhật - Hình Khối
Liên hệ
ĐÔI LỜI NHẮN GỬI
Thực ra khả năng nhận thức sự vật, sự việc của trẻ chính là sự tiếp thu từ những điều đơn giản nhất. Đó là việc "phân chia những sự vật, sự việc xung quanh bé và thế giới tâm hồn thành "lớn - nhỏ", "nặng - nhẹ" ở trên - ở dưới", "hiền - dữ".
Chúng ta phân chia thế giới bên ngoài và bên trong ngày càng chi tiết là để nhận biết mọi thứ dễ dàng hơn, ví dụ phân chia thế giới màu sắc, phân chia thời gian thành hôm qua - hôm nay - ngày mai", phân chia hình khối thành “hình tròn - hình tam giác", phản chia mức độ thành “rất - hơi", phân chia cảm xúc thành thế này thế kia.
Việc nhận thức những sự vật, sự việc xung quanh bằng cách phân chia như thế này sẽ gắn liền với các cuộc hội thoại hàng ngày mang tính chủ ý giữa hai mẹ con. Các mẹ hãy lồng những từ như “cũng được đấy nhỉ", "hơi đáng tiếc nhìn trong những lần trải nghiệm của con.
Sự nhận thức sự vật, sự việc ở mức độ cao hơn sẽ phụ thuộc vào việc sắp xếp, đếm hay nối những thứ đã phân chia theo cách trên, ví dụ như: “Ở kia có hai cái to. Ở đây có ba cái nhỏ. Sẽ chọn cái nào đây?”
Trẻ sẽ sắp xếp, đếm, nối hay tưởng tượng trong những trải nghiệm thực tế của mình. Việc này sẽ không thể làm được nếu chỉ dựa vào ngôn ngữ. Với trẻ, việc làm thử là rất quan trọng, ý thức bắt tay vào luyện tập (tức là làm thủ) là rất cần thiết.
Bộ sách này bao gồm những bài luyện tập về sắp xếp, đếm, nối nhằm kích thích khả năng nhận thức của những trẻ đã có khả năng phân chia". Phụ huynh cần chú ý không nên bắt ép trẻ làm quá sức, hãy cho trẻ bắt đầu làm từ những phần vừa sức tạo hứng thú cho trẻ.
Shiomi Toshiyuki
(Hiệu trưởng trường Đại học Shiraume Gakuen)